Bảo đảm an toàn cho người lao động trong sản xuất công nghiệp

Các tập đoàn, tổng công ty hoạt động trên các lĩnh vực hóa chất, khai khoáng, dầu khí, điện… có tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao gây tai nạn lao động (TNLÐ) như: gia tăng các bệnh nghề nghiệp, nghiêm trọng hơn là xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nặng về người và tài sản.

>>>  áo bảo hộ liền quần


Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) vừa cho biết, năm 2013, tình hình TNLÐ diễn biến phức tạp, gia tăng cả về số vụ cũng như số người thiệt mạng và bị thương. Toàn ngành đã xảy ra 43 vụ TNLÐ khiến 48 lao động tử vong, tăng 55,6% số vụ và 61,2% số người tử vong so với năm 2012, chủ yếu là trong các ngành điện, than, thép. Việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý an toàn đập thủy điện chưa được các doanh nghiệp (DN) ngoài ngành điện quan tâm, thực hiện đầy đủ. Hiện tượng gian lận về chất lượng, đo lường, chưa tuân thủ các điều kiện kinh doanh trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, gas còn diễn biến phức tạp; công tác kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn còn nhiều bất cập…

Nguyên nhân chính của tình trạng trên vẫn là do ý thức của chủ sử dụng lao động và người lao động. Trong khi chủ sử dụng lao động không huấn luyện kỹ càng cho người lao động, không tuân thủ quy trình biện pháp ATLÐ, tổ chức lao động không hợp lý thì người lao động lại vi phạm các biện pháp ATLÐ, không sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân. Ðây chính là nguyên nhân dẫn tới gia tăng số vụ TNLÐ.

Trước thực trạng này, Bộ Công thương vừa kiện toàn Ban Chỉ đạo an toàn công nghiệp nhằm thường xuyên theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tại các tập đoàn, DN trực thuộc. Yêu cầu các tập đoàn, DN củng cố bộ máy làm công tác ATLÐ, rà soát, hoàn thiện quy trình sản xuất, nội quy ATLÐ, củng cố mạng lưới chăm sóc sức khỏe, cấp cứu tại chỗ cho người lao động nhằm mục tiêu quan trọng trong năm 2013 là giảm đến mức thấp nhất TNLÐ, bệnh nghề nghiệp cũng như các sự cố cháy nổ.

 

>>> đồng phục công nhân vệ sinh

 

Công tác ATLÐ, bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp; đóng góp không nhỏ vào kết quả chung của toàn ngành. Nếu công tác này được quan tâm, làm tốt hơn nữa sẽ là động lực để thúc đẩy, phát triển sản xuất. Vì vậy, nâng cao nhận thức của toàn hệ thống về công tác ATLÐ, bảo vệ môi trường là điều rất quan trọng, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các đơn vị. Tăng cường công tác huấn luyện, đào tạo kỹ năng ATLÐ, thực hiện đúng quy trình cho người lao động trong các ngành có nguy cơ, rủi ro về vệ sinh, ATLÐ như mỏ, điện, hóa chất… nhằm hạn chế TNLÐ, phòng tránh bệnh nghề nghiệp.an-toan-laodong

Bên cạnh đó, cần dành một nguồn lực lớn đầu tư cho công tác ATLÐ. Rà soát, bổ sung, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cũng cần được đẩy mạnh để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động, thanh tra, kiểm tra… Tăng cường số lượng, cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các cơ sở có nhiều vi phạm, các cơ sở có nhiều nguy cơ cao, các cơ sở vùng sâu, vùng xa. Tăng cường hiệu quả công tác tự kiểm tra của DN, gắn trách nhiệm bảo đảm ATLÐ đối với lãnh đạo, phụ trách các đơn vị. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm ATLÐ, để xảy ra TNLÐ nghiêm trọng để răn đe, hạn chế các hiện tượng vi phạm tái diễn.

 

>>> cung cấp đồng phục công nhân